Làm cách nào để đỡ mệt mỏi khi mang thai ?
Nhiều thai phụ sẽ cảm thấy mệt mỏi trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, bạn không nên lo lắng vì đây chỉ là hiện tượng bình thường. Đây là cách cơ thể thông báo với bạn rằng nó cần được nghỉ ngơi nhiều hơn. Sau hết, cơ thể bạn đang phải làm việc rất cực nhọc để phát triển cả một sinh thể mới.
Hãy thử làm những cách sau để giảm mệt mỏi:
Ngủ ít nhất 8 giờ mỗi đêm, và chợp mắt một chút vào ban ngày khi có cơ hội.
Khi cảm thấy mệt mỏi, hãy nghỉ ngơi và thư giãn.
Bắt đầu ngủ nghiêng người qua bên trái để làm giảm áp lực đè lên các mạch máu lớn cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho thai nhi. Nếu bạn bị tăng huyết áp khi mang thai, thì việc nằm ngủ nghiêng trái thậm chí còn trở nên quan trọng hơn nữa.
Nếu bạn cảm thấy stress, hãy cố gắng tìm cách để thư giãn, bạn có thể chăm sóc da bằng thảo dược thiên nhiên an toàn cho mẹ bầu.
Dành thời gian ít nhất 2 ngày một tuần đến các spa uy tín thực hiện dịch vụ massage bầu thư giãn.
Bao nhiêu lâu thì hết nghén?
Sau khi có thai, nhiều chị em thấy xuất hiện các triệu chứng mà dân gian thường gọi là “ốm nghén”. Ốm nghén thai thường sợ cơm và thức ăn mà trước đây họ rất ưa thích nhưng lại rất thích ăn vặt. Thích các thức ăn chua và ngọt.Tất cả những dấu hiệu này là phản ứng mang tính sinh lý, thường chấm dứt khi thai 12 tuần tuổi và không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của người mẹ và thai nhi nên không cần điều trị.
Cũng có một số trường hợp có phản ứng mạnh, kéo dài như nôn nhiều gây mất nước và rối loạn điện giải, thậm chí có thể bị tụt huyết áp, lượng nước tiểu giảm, có dấu hiệu của toan chuyển hóa thì cần phải đến bệnh viện có chuyên khoa sản để được theo dõi và điều trị.
Có nên xoa bụng nhiều khi mang thai?
Khi mang thai dù ở bất kỳ tuổi thai nào, bà mẹ hạn chế âu yếm con bằng cách xoa bụng vì những kích thích như vậy rất có thể gây nên những cơn co dạ con gây đau bụng và những ảnh hưởng xấu cho thai nhi như dọa sảy thai hoặc đẻ non. Nếu trong trường hợp bạn thấy có cơn co bất thường, bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để được các bác sĩ khám và tư vấn.
Ăn nhiều trứng gà khi mang thai có tốt không:
Trứng là một thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao: Trứng cung cấp một lượng đáng kể protein có giá trị sinh học cao (loại protein có chứa các acid amin gần giống và cần thiết cho cơ thể người). Ngoài ra, trứng còn có nhiều vitamin A, D, B2, B6, B12, acid folic, cholin, sắt, canxi, phospho, kali, chất béo, nhất là omega 3. Các chất dinh dưỡng trên có chủ yếu ở lòng đỏ, lòng trắng chủ yếu có nước và protein. Chính vì vậy, trứng là nguồn dinh dưỡng rất tốt cho phụ nữ có thai và cho con bú để bảo đảm sức khỏe thai nhi và trẻ sơ sinh. Trong trứng còn có cholin và các acid béo chưa no cần thiết (omega 3) giúp cho quá trình phát triển não bộ của thai nhi và trẻ nhỏ.
Điều này có thể lý giải tại sao mọi người lại có nhận xét ăn trứng khi mang thai con lại to và khỏe hơn. Những cháu bé có dinh dưỡng đầy đủ, thường có làn da mịn và căng hơn, nên có thể trông trắng hơn so với những cháu bé bị suy dinh dưỡng bào thai, có da nhăn nheo do thiếu lớp mỡ dưới da. Màu da của trẻ sau này thường bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố di truyền (màu da của cha mẹ) hơn là những yếu tố về dinh dưỡng.
Tuy nhiên cũng không nên ăn quá nhiều trứng. Cần phối hợp nhiều loại thực phẩm cung cấp nhiều protein khác nhau như thịt, cá, tôm, đậu, đỗ, sữa cũng như các thực phẩm có nhiều vitamin và muối khoáng như rau, hoa quả.
Vết nâu giữa bụng ?
Do tác dụng của hóc môn, bạn sẽ thấy hai đầu ti của bạn quầng thâm, giữa bụng bạn có một đường thẳng màu nâu, bạn đừng lo lắng gì nhiều, những vết này sẽ hết sau khi sinh và sau khi ngừng cho con bú.
Tại sao lại muốn đi tiểu thường xuyên ?
Điều đó là dĩ nhiên rồi khi mà bàng quang quả bạn bị em bé trong bụng chèn ép, trong khi đó nhu cầu uống của bạn lại tăng lên, bạn hãy đi tiểu khi cảm thấy muốn đi, đừng cố gắng nhịn kể cả ban đêm để tránh bị các cơn co bất thường.
Khí hư màu trắng đục khi mang thai ?
Sẽ là bình thường nếu bạn thấy có nhiều khí hư hơn, khí hư bình thuờng của phụ nữ có thai sẽ có màu trắng đục và hơi đặc. Nếu bạn thấy khí hư của bạn có màu sắc khác thường hoặc trở nên rất loãng thì cần đi khám bác sĩ ngay.
"Quan hệ" có gây hại đến bé yêu ?
Không. "Cái đó" của chàng không hề tiếp xúc tới thai nhi, vì thai nhi được bảo vệ trong bụng của bạn với nước ối trong dạ con.
Trong những tháng cuối, nằm thẳng lưng khi quan hệ gây ra một số vấn đề như buồn nôn chẳng hạn. Đó là vì tử cung mở rộng nén các tĩnh mạch của bụng dưới gây giảm áp huyết. Nếu thấy triệu chứng trên, chỉ cần tránh tư thế này là được
Những yếu tố làm tăng nguy cơ đẻ non?
Những nguyên nhân đặc hiệu gây chuyển dạ sớm hoặc sinh non thường không rõ ràng. Tuy nhiên cũng có nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ chuyển dạ sớm và sinh non.
Những yếu tố nguy cơ thường gặp nhất bao gồm:
- Đã từng bị chuyển dạ sớm hoặc sinh non trước đây.
- Sinh đôi, sinh ba, hoặc các loại đa thai khác.
- Gặp những vấn đề đối với tử cung, cổ tử cung, hoặc nhau thai.
- Hút thuốc lá, uống rượu, hoặc sử dụng những thuốc gây nghiện.
- Một số bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng dịch ối và đường sinh dục dưới.
- Một số bệnh mạn tính như tăng huyết áp và đái tháo đường.
- Nhẹ cân hoặc béo phì trước khi mang thai.
- Gặp những sự kiện gây stress, chẳng hạn như mất người thân, bạo hành gia đình.
- Sẩy thai hoặc phá thai nhiều lần.
Chuyển dạ sớm và sinh non có thể xảy ra với bất kỳ ai. Trong thực tế, có nhiều phụ nữ bị sinh non nhưng không phát hiện ra được yếu tố nguy cơ nào cả.
Biện pháp phòng ngừa nguy cơ đẻ non:
Một lối sống lành mạnh có thể tiến một bước xa trong việc phòng ngừa chuyển dạ sớm và sinh non.
Chăm sóc trước sinh thường xuyên. Đi khám thai thường xuyên để giúp bác sĩ có thể theo dõi sức khỏe của bạn và sức khỏe của thai nhi. Kể bất cứ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào làm bạn lo lắng, kể cả trong trường hợp chúng có vẻ không quan trọng.
Ăn những thức ăn lành mạnh. Khi mang thai, bạn sẽ cần nhiều hơn acid folic, canxi, sắt, protein, và những chất dinh dưỡng cơ bản khác. Dùng vitamin hằng ngày trước sinh - lý tưởng nhất là bắt đầu vài tháng trước khi thụ thai - có thể giúp bổ sung những phần còn thiếu.
Kiểm soát những bệnh mạn tính. Nên nhớ rằng những bệnh mạn tính nếu không được kiểm soát chẳng hạn như đái tháo đường và tăng huyết áp có thể làm tăng nguy cơ chuyển dạ sớm. Hãy hợp tác với bác sĩ để giữ những bệnh mạn tính của mình nằm trong tầm kiểm soát.
Tuân theo hướng dẫn của bác sĩ về sinh hoạt. Nếu cơ thể bạn xuất hiện những dấu hiệu và triệu chứng của chuyển dạ sớm, bác sĩ sẽ đề nghị bạn làm việc ít hơn hoặc để đôi chân hoạt động ít hơn. Đôi khi cũng cần phải giảm bớt những hoạt động thể lực khác nữa.
Tránh những chất nguy cơ. Nếu bạn hút thuốc lá, hãy bỏ hút. Hút thuốc có thể gây chuyển dạ sớm. Rượu và những thuốc tiêu khiển cũng bị cấm. Ngay cả những thuốc phổ thông hoặc những thuốc hỗ trợ cũng cần phải được sử dụng thận trọng. Cần được sự đồng ý của các bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc hoặc thuốc hỗ trợ nào.
Hỏi ý kiến bác sĩ về vấn đề quan hệ tình dục. Đó không phải là vấn đề ở những phụ nữ có thai kỳ bình thường. Nhưng có thể sẽ không được quan hệ tình dục nếu bạn có một số biến chứng, chẳng hạn như xuất huyết âm đạo hoặc những vấn đề ở cổ tử cung hoặc nhau thai.
Chăm sóc răng. Đánh răng và dùng chỉ nha khoa mỗi ngày, đi khám nhà sĩ thường xuyên để được chăm sóc và làm sạch răng. Một số nghiên cứu cho rằng những bệnh của lợi có liên quan đến chuyển dạ sớm và sinh non.
Nếu bạn đã từng bị sinh non trước đây hoặc có những yếu tố nguy cơ đáng kể, bác sĩ có thể đề nghị bạn tiêm hormon progesterone mỗi tuần. Mặc dù vẫn còn nhiều điều cần phải tìm hiểu về loại hormon này nhưng những nghiên cứu ban đầu cho thấy progesterone có thể giúp ngăn ngừa chuyển dạ sớm và sinh non ở một số thai phụ.
Các dấu hiệu khi chuyển dạ?
Co bóp xảy ra nhiều hơn 8 lần mỗi giờ (bạn sẽ cảm thấy cảm giác căng khít, thắt chặt ở bụng, thường làm gợi nhớ lại những cơn co thắt do kinh nguyệt).
Đau lưng nhẹ và âm ỉ.
Có cảm giác đè nặng hoặc đau ở khung chậu
Tiêu chảy
Xuất hiện một vệt máu hoặc chảy máu ở âm đạo.
Chảy nước ở âm đạo (có thể đây là dịch ối, là loại dịch bao xung quanh em bé bên trong tử cung).
Nếu bạn lo lắng về những cảm giác này, hãy liên lạc với bác sĩ. Đừng lo lắng vì mình đã lầm lẫn những cơn chuyển dạ giả với những cơn thật sự.
Mọi Thắc Mắc Cần Được Tư Vấn Xin Vui Lòng Liên Hệ:
Hotline : 0908 098 138
Hotline : 0908 098 138
Địa chỉ | : B4, đường Thùy Dương 3, P. 10, TP Vũng Tàu |
Điện thoại | : - 0908.098.138 |
: HappyMomSpa@gmail.com | |
Website | : www.HappyMomSpa.com |
: www.facebook.com/WellnessHomesVungTau |